Dịch vụ sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo như thế nào ? Các lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất của pháp luật.
 
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Lưu ý, hàng hóa, dịch vụ phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ. 
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu là đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, chứng nhận.
Giấy Ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Chứng từ nộp phí, lệ phí. Chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số nhóm và số sản phẩm đăng ký bảo hộ.
 
Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
 
Thủ tục xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu và cấp văn bằng bảo hộ
Trình tự, thủ tục xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu và cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu phải trải qua rất nhiều giai đoạn theo quy định. Cụ thể:
 
Trình tự đăng ký nhãn hiệu
Tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận khi:
Tờ khai có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Người nộp đơn có chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
Mẫu nhãn hiệu đủ số lượng, đúng kích thước.
Giấy ủy quyền;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không đúng nội dung tờ khai, hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan chức năng sẽ từ chối tiếp nhận đơn..

Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận, Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị coi là không hợp lệ nếu
Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn;
Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ, cục sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây
Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này;

Đối với đơn đăng ký hợp lệ hoặc đã được sửa đổi hợp lệ
• Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
• Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.
 
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cục sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Lưu ý: Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung. Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
Các chủ đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất không thống nhất được với nhau.

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối;
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn. Tuy nhiên trên thực tế là từ 24 -36 tháng.

Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu - Hoàn tất thủ tục đăng ký
Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ khi đảm bảo các yếu tố sau:
Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Người nộp đơn nộp lệ phí cấp Văn bẳng bảo hộ
Khi nhãn hiệu đảm bảo hai yếu này, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ban hành quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
 
Dịch vụ thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu của Công ty luật Dân Quyền
Đến với  dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Dân Quyền bạn sẽ được cung cấp các nội dung công việc sau đây:

Tư vấn thủ tục đăng ký và tra cứu nhãn hiệu
Tư vấn lựa chọn và phân loại nhóm ngành nghề gắn với nhãn hiệu
Tư vấn các phương án của nhãn hiệu cả hình thức lẫn nội dung
Tư vấn và tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Tư vấn các điều kiện được bảo hộ, các yếu tố không được bảo hộ

Soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ
Soạn thảo Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị hồ sơ: in nhãn hiệu, giấy ủy quyền, giấy tờ cần thiết khác
Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và giải trình hồ sơ khi có yêu cầu
Nhận kết quả.
Thay mặt khách hàng nộp các lại chi phí đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tổng quan trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu do Luật Dân Quyền tổng hợp. Hay liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ: "Chuyên nghiệp - Nhanh chóng - Hiệu quả nhất".
Có thể bạn quan tâm
Tin bài nổi bật
2
1


Đối tác của chúng tôi