Dịch vụ pháp lý
Chồng là người Trung Quốc, vợ là người Việt Nam, con – quốc tịch Trung Quốc. Làm thế nào để con có quốc tịch Việt Nam mà không từ bỏ quốc tịch Trung Quốc.

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì: 
“2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;”

Tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch có quy định như sau:
“3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.”

Như vậy, căn cứ vào 2 điều luật trên có thể thấy, con đẻ của công dân Việt Nam khi nhập quốc tịch Việt Nam có thể không phải thôi quốc tịch nước ngoài, nếu như thuộc trường hợp đặc biệt được Chỉ tịch nước cho phép. 

Tại Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch, trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3

Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Căn cứ các điều kiện nêu trên, có thể thấy việc đứa con vừa muốn giữ quốc tịch Trung Quốc vừa muốn nhập tịch Việt Nam là KHÔNG THỂ XẢY RA.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội
Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội (nhập khẩu Hà Nội) cho anh A khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) đối với nhà chung cư.
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 19/03/2021
10 Điểm mới quan trọng nhất về Thủ tục cấp Giấy phép lao động 2021
Thủ tục cấp giấy phép lao động 2021 cho người nước ngoài sẽ có nhiều thay đổi quan trọng. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam sẽ được Miễn Giấy phép lao động; Người nước ngoài đầu tư góp vốn từ 3 tỉ trở lên mới được Miễn GPLĐ…
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 07/01/2021
Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Công ty luật Dân Quyền cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Viêt Nam. Dưới đây là một số thông tin cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho đối tượng là người nước ngoài.
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 15/04/2020
Quyền sử dụng đất đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai hiện nay, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thì có hai phương thức lựa chọn như sau:
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 18/12/2019
Quyền sử dụng đất của người nước ngoài
Trong dự thảo tờ trình và đề cương về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2013 đang lấy ý kiến người dân và các cơ quan chức năng, Bộ Tài nguyên môi trường đề xuất bổ sung quy định người sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 21/11/2018
Di chúc và thực trạng
Việc lập di chúc khi đang còn minh mẫn, khỏe mạnh là một việc cần thiết. Bởi lẽ trong cuộc sống không ai có thể dự đoán được những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Đăng bởi Administrator   |   Ngày 21/09/2018
Tin bài nổi bật
2
1


Đối tác của chúng tôi